Bài giảng của ĐTC trong lễ Chúa Thánh Thần: “hy sinh chính mình cho công lý và hòa bình”

‪#‎GNsP‬ (24.05.2015)- Sau đây là bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào sáng nay Chúa Nhật 24.5 Tiếp tục đọc

ĐTC: lời tạm biệt sau cùng

#‎GNsP‬ (20.5.2015) –Trong bài giảng sáng hôm qua, 19.05 tại nguyện đường Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện và tưởng nhớ những nạn nhân bị buộc phải nói lời “tạm biệt” với cuộc sống và gia đình, đặc biệt là những Kitô hữu và những người dân tộc thiểu số bị sát hại vì đức tin.

Bài giảng của Đức Thánh Cha dựa trên hai bài đọc trong ngày kể về lời tạm biệt cuối cùng của Thánh Phaolô Tông đồ và lời nguyện ly biệt của Chúa Giêsu (x. Cv 20, 17-27; Ga 17, 1-11).

ĐTC nói: “Chúa Giêsu chuẩn bị thực hiện cuộc chia tay và Phaolô cũng vậy, điều này giúp chúng ta suy niệm vệ cuộc ly biệt của mình”.

“Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều lần phải nói lời tạm biệt, dù lớn hay nhỏ đều có những đau khổ, nước mắt.”
Đức Thánh Cha tưởng nhớ đến các Kitô hữu thiểu số và dân tộc Rohingya Hồi giáo ở Myanmar. Nhiều người trong số họ buộc phải bỏ trốn khỏi đất nước mà đa số là Phật giáo do bị nhà cầm quyền đàn áp.

Ngài nói tiếp: “Trong lúc họ bỏ lại tất cả nhà cửa đất đai để ra đi vì bị đàn áp họ không biết chuyện gì sẽ xảy đến. Trong nhiều tháng trời họ lênh đênh trên một chiếc thuyền…”
Đức Thánh Cha cũng tưởng nhớ đến những người dân tộc thiểu số Công Giáo Yazidis ở Trung Đông phải trốn chạy khỏi các cuộc tấn công của ‘Nhà nước Hồi giáo’.

Lời tạm biệt sau cùng

Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói rằng trong cuộc sống ai cũng phải đến lúc nói lời chia tay. Ví dụ “người mẹ nói lời chia tay với con mình. Chia tay con bằng cái ôm cuối cùng tiễn con đi lính. Rồi một buổi sáng ảm đạm, một người tìm đến nói với bà rằng: “cám ơn bà đã quảng đại dâng con mình cho tổ quốc, anh ấy đã hy sinh vì đất nước”.

Trong các bài đọc hôm nay, có hai lời tạm biệt sau cùng mà Phaolô ký thác cho Thiên Chúa những đồ đệ của mình và Chúa Giêsu trao phó các tông đồ cho Thiên Chúa để Người gìn giữ họ trong thế gian.

“Ký thác cho Cha, cho Thiên Chúa đó là lời nói ‘tạm biệt’. Chúng ta không chỉ nói ‘tạm biệt’ khi khởi hành nhưng trong cuộc sống chúng ta cũng phải nói lời ‘tạm biệt’ sau cùng.”
Khi chúng ta nghe các bài đọc hôm nay, chúng ta nghĩ đến lời tạm biệt lúc chúng ta khởi hành ra khỏi thế gian.

“Thời điểm đó chúng ta không biết khi nào xảy đến, sớm hay muộn, có thể ngay trong hôm nay phải nói lời ‘tạm biệt’. Chúng ta có chuẩn bị sẵn sàng ký thác mạng sống mình cho Thiên Chúa chưa?”

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy suy niệm về lời “tạm biệt cuối cùng” khi rời bỏ thế gian này.
“Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại, ban Thánh Thần để chúng ta có thể hiểu được lời này. Nhờ Thánh Thần chúng ta mới có sức mạnh nói lời: “tạm biệt thế gian” mà về cùng Thiên Chúa.

GNsP (theo Zenit)

ĐTC: Đừng sợ! Sợ không phải là Kitô hữu!

‪#‎GNsP‬ (16.05.2015) – “Sợ hãi không phải là thái độ của người Kitô hữu mà của một con thú nhốt trong lồng mất tự do.”

Đó là lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng lễ sáng hôm qua, 15.05 tại nguyện đường Santa Marta. Tiếp tục đọc

ĐTC: chịu gian khổ vì đức tin chứ không phải thích hành xác

‪‎GNsP‬ (06.5.2015) – Kitô hữu không phải là những người thích hành xác nhưng biết chấp nhập gian khổ vì tin vào Chúa. Đây là những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng sáng hôm qua thứ Ba 05.05 tại nguyện đường Santa Marta sáng nay. Tiếp tục đọc

Phân định giữa “mục tử nhân lành” và “mục tử chăn thuê”?

‪#‎GNsP‬ (27.04.2015) –Sài Gòn – Mục Tử Nhân Lành là người canh giữ, bảo vệ để chiên của mình được an toàn.

Mục tử nhân lành không để chiên thiếu thốn: “Chúa là mục tử của tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì” (Tv 23: 1); “Ta là dân của Người là đàn chiên Người chăn dắt (Tv 100: 3).”

Ngôn sứ Isaia cũng tiên báo về Đấng Cứu Thế trong hình ảnh của vị mục tử bảo vệ chiên được an toàn: “Như mục tử, chăn giữ đàn chiên của Người, tập trung chúng lại dưới cánh tay của Người. Người bồng chiên con trên tay” (Is 40:11).

Chúa Giêsu xuất hiện, Ngài đã tự nhận mình là Mục Tử Nhân Lành, phiêu lưu đi tìm và cứu những con chiên lạc (x. Mt 18:12, Luke 15: 4).

Thánh Phêrô tông đồ nói về Đức Kitô như là “Mục tử và Đấng Bảo vệ linh hồn chúng ta” (x.1 Pr 2:25).

Với những câu Lời Chúa được trích dẫn, ta nhận ra vị “mục tử chăn thuê” khi:

Để chiên sống trong tình trạng bất an.

Để chiên trong tình trạng sống thiếu thốn, vật chất cũng như tinh thần.

Thiếu trách nhiệm với chiên con, phân tán chiên thay vì quy tụ lại “dưới cánh tay của Người”.

Tìm sự an toàn bản thân chứ không phiêu lưu đi tìm những con chiên lạc.

GNsP

Định nghĩa lòng thương xót

VRNs (12.04.2015) – Đồng Nai – Hôm nay lễ lòng thương xót Chúa. Thiết tưởng chúng ta cần hiểu lòng thương xót nghĩa là gì? Thương xót nghĩa là sự biểu lộ lòng xót xa đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn. Lòng thương xót đối với Chúa còn là sự khao khát muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ đó. Như vậy, lòng thương xót của Chúa là sự biểu lộ tình thương trước những hoàn cảnh khó khăn của dân Chúa. Tiếp tục đọc

Sứ điệp Phục Sinh và phép lành “Urbi et Orbi” của Đức Thánh Cha Phanxicô

VRNs (06.04.2015) –Sài Gòn- theo news.va- Mặc dù trời mưa và lạnh nhưng hàng chục ngàn người đã quy tụ tại quảng trường Thánh Phê-rô vào sáng Chúa Nhật hôm qua để tham dự thánh lễ Phục sinh do ĐTC Phanxicô chủ sự. Theo truyền thống phụng vụ, ĐTC ban phép lành toàn xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới. Tiếp tục đọc

Tìm Đấng Phục Sinh


150404_Empty-Tomb-Picture-09(Đại Lễ Phục Sinh, năm B)

Chuyện kể rằng… Tại một hội nghị tôn giáo, người ta đưa ra một câu hỏi thú vị: “Sau khi chết, thủ lĩnh tôn giáo của quý vị để lại di sản gì?”. Các vị lãnh đạo các tôn giáo lần lượt trả lời. Người thì nói di sản là chút “tro tàn”, người thì nói là “chút hài cốt”, người thì nói là “mấy cọng râu”, người thì nói là vật này hoặc vật nọ. Cuối cùng, vị lãnh đạo Công giáo trả lời: “Chúa Giêsu của chúng tô
i để lại một di sản là NGÔI MỘ TRỐNG”
. Tiếp tục đọc

Bài giảng lễ Tiệc Ly của Đức Thánh Cha Phanxicô

VRNs (03.04.2015) – Sài Gòn- Sau đây là nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Tiệc Ly chiều qua, Thứ Năm Tuần Thánh tại  nhà tù Rebibbia ở Rôma Tiếp tục đọc

Chúa cô đơn

VRNs (03.04.2015) – Đồng Nai – Có những khi ta cảm thấy bơ vơ giữa cuộc đời. Một mình lang thang. Một mình ngồi nơi góc khuất. Một mình chìm trong nỗi cô đơn thất vọng. Giữa bao người nhưng chẳng ai cùng nhịp với mình, chẳng ai hiểu mình và cũng chẳng ai yêu mình. Tiếp tục đọc

Cuộc sống chúng ta không kết thúc trước ngôi mộ đá


02.04.15VRNs(02.04.2015) –Sài Gòn–  Theo Zenit, ngày 01.04.2015, Tam Nhật Phục Sinh là thời gian không chỉ kỷ niệm Cuộc khổ nạn của Chúa nhưng để đi vào trong mầu nhiệm của Cuộc khổ nạn. Đây là ý tưởng suy niệm ĐTC gợi lên trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường thánh Phêrô hôm 01.04.2015. Tiếp tục đọc

Tình yêu hiến dâng

VRNs (01.04.2015) – Đồng Nai – Tình yêu cao đẹp là tình yêu dám hy sinh cho người mình yêu. Yêu là cho đi. Yêu là dâng hiến. Yêu là chấp nhận phần thiệt thòi về mình để cho người mình yêu được hạnh phúc. Tiếp tục đọc