Sau Shangri-La chiến tranh lạnh bắt đầu

1506031-400x218GNsP (04.06.2015) – California, USA – Cuộc đối thoại Shangri-la lần thứ 14 ở Singaore không còn là diễn đàn quốc tế, nơi các lãnh đạo quân sự trong vùng nhóm họp đề trao đổi quan điểm, thảo luận về an ninh, hòa bình của khu vực. Lần nầy sự đối thoại đả trở thành một cuộc khẩu chiến giữa hai phe đối nghịch. Một bên là Đô Đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và một bên là các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu.

Sau bài diễn văn khai mạc của Thủ tướng Lý Hiển Long, mọi người chờ đợi phát pháo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ông Ashton Carter chỉ trích đích danh Trung Quốc đả hành động ra ngoài các chuẩn mực quốc tế, cải tạo đảo ở tốc độ chưa từng có, và chưa rõ Trung Quốc sẽ đi xa đến mức nào. Ông Carter nhấn mạnh “chúng tôi phản đối bất cứ hành động quân sự hóa nào thêm nữa, trên các địa hình trong vùng tranh chấp”. Ông Bộ trưởng khẳng định “Hoa Kỳ sẽ không công nhận bất cứ mưu toan nào của Trung Quốc tuyên bố lãnh hải vòng quanh các đảo san hô và bãi cạn đang tranh chấp”. Ông nhắc lại việc quân đội Trung Quốc ra lệnh cho máy bay trinh sát Hoa Kỳ phải rời khỏi khu vực Trường Sa, và ông công khai tuyên bố: “Các tàu thuyền hay máy bay của Mỹ sẽ bay, di chuyển, và hoạt động ở bất cứ  đâu luật pháp quốc tế cho phép”. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho rằng nguy cơ toan tính sai lạc của Trung Quốc có thể tạo ra xung đột giữa các nước có tranh chấp. Đồng thời Bộ trưởng Mỹ còn muốn gởi tới đại diện Trung Quốc một thông diệp khi ông nói thêm, Mỹ sẽ rót hơn nửa tỷ USD để cũng cố các tiềm lực hải quân của Hoa Kỳ tại đây bằng cách nâng cấp kho vũ khí của các lực lượng đóng tại Châu Á-Thái Bình Dương, và các hệ thống không người lái mới, trên biển, trên không, máy bay ném bom tầm xa, súng diện tử, laser railgun.

Ngoài ra Mỹ sẽ viện trợ 425 triệu USD cho các nước Đông Nam Á tăng cường tiềm lực hàng hải. Thông điệp nói trên cũng có mục đích trấn an các nước đồng minh Châu Á, trong khi đại diện nhiều nước trong khu vực bày tỏ mong muốn Washington phản ứng mạnh mẽ dối với các hành vi phi pháp của Bắc Kinh.

Học giả Rory Medcalf Giám đốc chương trình an ninh quốc tế Viện Lowy, nhận xét lời phát biểu của Bộ trưởng Ashton Carter là “hợp lý và kiên quyết” nhưng không mang giọng điệu răn đe. Dù vậy vẫn làm nóng mặt Đô đốc Tôn Kiến Quốc và cả đoàn tùy tùng của ông.

Chẳng những thế còn thêm hại vị Bộ trưởng Nhật và Úc, đồng minh của Hoa Kỳ, dồn dập thêm những lời phê bình gắt gao. Ông Kervin Andrews đại diện Úc Châu phản đối nổ lực của Trung Quốc nhằm “thay đổi hiện trạng” ở Biển Đông hoặc bất kỳ động thái nào có nguy cơ thổi bùng căng thẳng trong khu vực. Trong khi Bộ trưởng Nhậ Bản ông Gen Natakani tố cáo Bắc kinh đang cố gắn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, nếu không có sự giám sát của cộng đồng quốc tế thì an ninh trong khu vực sẽ không bao giờ được giải quyết, và sự ổn định sẽ bị phá vở. Ông Natakani kêu gọi Trung Quốc cần hành xử như một cường quốc có trách nhiệm.

Sau đó Mỹ, Nhật, Úc ra tuyên bố chung, mạnh mẻ yêu cầu Trung Quốc ngưng cải tạo đảo phi pháp trên Biển Đông. Đồng thời nhấn mạnh rằng, Mỹ, Nhật, Úc kiên quyết phản đối các hành động đơn phương sử dụng vũ lực ép buộc hoặc làm thay đổi hiện trạng.

Trong bài phát biểu của mình, Đô đốc Tôn Kiến Quốc bác bỏ việc Mỹ yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt xây đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa. Ông nhắc lại lập luận xưa củ về chủ quyền “không thể chối cải” của Trung quốc trên Biển Đông và tuyên bố nước nầy sẽ không ngừng việc cải tạo đảo. Đô đốc Tôn Kiến Quốc còn bịa đặt rằng đường 9 đoạn đã có từ 2.200 năm trước, nhưng phải đợi đến năm 1949 mới công bố. Ông còn ngụy biện rằng các hoạt động của Trung Quốc là hòa bình, thậm chí có lợi cho thế giới.

Ông Tôn cộc cằn, nóng giận, lớn tiếng gọi bài phát biểu của Bộ trưởng Carter là “đầy những từ ngữ đe dọa, bá quyền, chính đó là yếu tố gây mất ổn định và tạo ra rắc rối. Ông không đọc bài diễn văn đã dọn sẵn, mà dành hơn 10 phút độc diễn để hung hăng lên án Mỹ và Nhật Bản “có hành động khiêu khích Trung Quốc”. Ông nói “tôi hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi, và có cảm giác như họ có sự phối hợp chặc chẽ với nhau, họ ủng hộ nhau, họ khuyến khích nhau, họ lợi dụng lợi thế của người nói trước trong Shangri-la để đưa ra các hành động khiêu khích, thách thức đối với Trung Quốc”. Rồi ông tuyên bố “chúng tôi không bao giờ chấp nhận sự khiêu khích dưới cái mũ chủ nghĩa hòa bình tích cực đó”,  đồng thời hàm ý về khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Và ông khuyên các nước lớn không nên lôi kéo bên nầy chống bên khác, còn nước nhỏ thì không nên kích động làm ảnh hưởng tới an ninh khu vực.

Các quan chức Trung Quốc có mặt tại Shangri-la cũng tỏ ra hiếu chiến, đặc biệt Thiếu tướng Chu Thành Hổ, giáo sư Đại học Quốc phòng trung Quốc, lớn tiếng tuyên bố: “Nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ”.

Giáo sư Nick Bisley thuộc Đại học La Trobe của Úc nhận định, “Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy các cường quốc lớn ăn nói cứng rắn với nhau như vậy”. Giáo sư Hugh White thuộc Đại học quốc gia Úc cho rằng những tuyên bố khiêu khích cộc cằn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh bất cần. Báo Wall Street Jounal dẫn lời chuyên gia Ian Storey thuộc viên nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng quan hệ Mỹ-Trung sẽ căng thẳng hơn sau đối thoại Shangri-la.

Thiết tưởng cũng nên nói qua về thái độ của Đại diện Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói trong một cuộc tiếp xúc với báo chí tại Singapore rằng: “Tại diễn đàn an ninh khu vực lần nầy, Việt Nam lắng nghe là chính, không phát biểu”. Dĩ nhiên ông thừa biết thân phận của một “chư hầu” há miệng mắt quai. Vã lại trong lúc các nước chỉ trích Trung Quốc quyết liệt vì ngang ngược chiếm lãnh hải của Việt Nam mà bản thân mình không phản đối mạnh miệng thì chi bằng im lặng mà nghe là khôn ngoan nhứt.

Trước đó Đô đốc Tôn Kiến Quốc cũng đã gặp Tướng Nguyễn Chí Vịnh căn dặn rằng; “ Trung quốc và Việt Nam có thể xử lý các tranh chấp thông qua nổ lực chung”. Và Việt Nam phải có một sự hiểu biết rõ ràng về động cơ của các nước ngoài khu vực, đang cố gắng can thiệp vào Biển Đông.

Nổ lực chung gì đây? Phải chăng là Bắc kinh sẽ tiếp tục xây đấp các bãi đá và đặt trọng pháo hướng về các đảo Việt Nam còn chiếm đống ở Trường Sa, và cấm đánh bắt cá, và đụng chìm ngư thuyền Việt Nam? Nguyễn Chí Vịnh có  than với Tôn Kiến Quốc rằng “nếu việc đặt trọng pháo là có thật thì đó là một dấu hiệu rất xấu đối với tình hình vốn đã phức tạp ỡ biển Đông và cũng làm cho nhân dân Việt Nam lo ngại. Lời nói của Tướng Vịnh dân gian mình thường ví như “nươc đổ đầu vịt” hay “đờn gải tai trâu” hay “chó sủa lổ không”!

Tóm lại thông qua cuộc khẩu chiến quyết liệt không còn chút tế nhị ngoại giao, không che đấu ý đồ của hai bên, Trung Quốc và Đồng minh đã công khai khẳng định lập trường. Thái độ của phe đồng minh còn được tăng cường mạnh thêm bằng tuyên bố chung của Nhật Bản và Liên Hiệp Âu Châu ngày 29-5-2015 tại Tokyo cho biết sẽ tiếp tục theo dõi tình hình tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và quan ngại trước bất kỳ hành động đơn phương nào làm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng.

Sau đối thoại Shangri-la tình hình chính trị thế giới có thể so sánh phần nào như thời cộng sản muốn truyền bá chủ nghĩa lan rộng khắp thế giới và phe tư bản do Hoa Kỳ đứng đầu, be bờ và chuẩn bị tình trạng chiến tranh lạnh. Dĩ nhiên cũng có nhiều lúc đôi bên lo sợ xẩy ra một cơn bảo từ trường (orage magnétique) làm rối loạn các cơ quan báo động, gây ra chiến tranh nguyên tử mà không bên nào muốn. Do đó mới có đường dây điện thoại đỏ trực tiếp nối liền Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng bí thư Liên-Sô. Cũng như ngày nay có thể một tên lính quá khích của bên nào nổ súng, gây chiến tranh cục bộ hay thế giới. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ công khai tuyên bố tại Shangri-la: “Tất cả chúng ta đều biết không có giải pháp quân sự cho cuộc tranh chấp Biển Đông”. Thực tế đang có một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai bắt đầu.

Võ Long Triều

Bình luận về bài viết này