21 viên đại bác và phút sám hối của CSVN ?

150603-400x236GNsP (03.06.2015) – Melbourne

GUỒNG MÁY ĐÀN ÁP – BÓNG DÁNG TỬ THẦN

Trong cuộc phỏng vấn ngày 25-02-2015 của Mặc Lâm, biên tập viên RFA với  Giáo Sư Tương Lai, nguyên Viện Trưởng Viện Xã Hội Việt Nam: Tiếp tục đọc

Ngày 01.06: Nhớ Quân

31-400x299GNsP (02.05.2015) – Hải Phòng – ĐÃ NGÀY 1/6. Còn đúng 26 ngày nữa Lê Quốc Quân được tự do.

Mình vào trại An Điềm (Quảng Nam ) ngày 11/10/2013 thì Lê Quốc Quân cũng vào đó ngày 13/6, 2014, khoảng lúc 4 h chiều. Cách ngày ấy khoảng 10, 12 ngày gì đấy, viên cán bộ quản giáo T vào buồng giam hỏi mình với một sự tò mò không che dấu. ” Anh Nghĩa ơi. Anh có biết Lê Quốc Quân không?”. “Hơn cả biết. Cán bộ hỏi làm gì vậy?”. ” Án Lê Quốc Quân là án trốn thuế, sao phiên tòa xử Quân lại có cả các cán bộ đại sứ quán Mỹ, Tây Âu, cả các phóng viên quốc tế như là án chính trị các anh?”.Mình cười: ” Bản chất của vụ án là chính trị được khoác lên cái vỏ trốn thuế. Tiếp tục đọc

HÃY ĐI KHẮP TỨ PHƯƠNG THIÊN HẠ

3-400x301GNsP (01.06.2015) – Sài Gòn – Mc 16,15

“Tôi mong đợi nơi anh chị em điều mà tôi yêu cầu tất cả mọi thành phần của Giáo Hội : ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời :“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ”, đó là những lời cuối cùng của Chúa Giêsu ngỏ với các môn đệ và hôm nay vẫn còn ngỏ với tất cả mọi người chúng ta.”

 

(trích Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxico gởi tất cả những người tận hiến, nhân dịp năm Đời sống Thánh hiến –  II. 4 – bản dịch Lm. Giuse Phan Tấn Thành OP.).

Lạy Chúa,

xin lôi con ra khỏi tháp ngà an toàn,

bỏ lại sau lưng chốn tiện nghi trần thế,

để đến được với những vùng ngoại ô cuộc đời.

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, CSsR.

Lễ Chúa Ba Ngôi 2015

CHÚNG TÔI KHÔNG BIẾT

 GNsP (31.05.2015) – Sài Gòn – Mc 11, 27 – 33

4“Tôi sẽ hỏi các ông một câu thôi, hãy trả lời cho Tôi thì Tôi sẽ bảo cho các ông hay Tôi lấy quyền nào mà làm việc đó: Phép rửa của Gioan bởi trời hay bởi người ta? Hãy trả lời Tôi đi”. Họ liền bàn riêng với nhau rằng: “Nếu chúng ta trả lời “Bởi trời”, ông ấy sẽ nói: “Vậy sao các ông không tin Người?” Nhưng nếu chúng ta nói “Bởi người ta”, chúng ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi Gioan thật là một tiên tri. Vậy họ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Chúng tôi không biết”. Và Chúa Giêsu bảo họ: “Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết bởi quyền phép nào Tôi làm sự đó”.

 

Lạy Chúa,

trốn tránh sự thật sẽ không đưa con đến với quyền năng của Chúa.

Xin đừng bao giờ để con trả lời “chúng tôi không biết” một cách đớn hèn.

Xin củng cố niềm tin của chúng con.

Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành, DCCT.

Cộng Sản Việt Nam đổi mới hay đổi áo

52-400x249GNsP (27.05.2015) – Sài Gòn – Nhiều người Việt trong và ngoài nước thắc mắc trước tin đồn CSVN sẽ có những đổi thay căn bản. Chúng ta sẽ phân tích những sự kiện nầy như thế nào???

 Trong tương lai CSVN sẽ đổi tên nước, đổi tên đảng , đổi Hiến Pháp do áp lực từ đâu và chúng thay đổi với mục đích gì?

CSVN phải thay đổi cơ bản: Tên Nước, tên đảng và Hiến Pháp do áp lực từ đâu? Tuỳ theo áp lực mạnh yếu, CSVN sẽ thực hiện từng bước theo tình hình  các thế lực chống lại  chủ  nghĩa CSVN. Tiếp tục đọc

MỌI NGƯỜI CÙNG “THỨC”

4GNsP (26.05.2015) – Sài Gòn – Ban đầu gia đình [anh Trần Huỳnh Duy Thức] chỉ muốn làm một bản tuyên bố bao gồm 36 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước (trong đó có các tổ chức uy tín như Amnasty International, Freedom House, Civil Rights Defenders,…) để áp lực lên những người đứng đầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho anh Thức ngay lập tức và vô điều kiện. Tiếp tục đọc

Chấp nhân được tha thứ: Dễ hay khó ?

‪#‎GNsP‬ (25.05.2015) – Trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victor Hugo chúng ta bắt gặp hai hình ảnh cao đẹp về lòng tha thứ.

Hình ảnh thứ nhất đó là lòng tha thứ của vị Giám mục Myriel. Với tờ thông hành vàng, dấu hiệu của người có tiền án, Jean Valjean đã bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường, nhưng vị Giám mục nhân từ này đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu và được đãi một buổi ăn tối tươm tất. Tiếp tục đọc

40 năm nhìn lại “công trình” Việt cộng trên Quê hương

GNsP (25.05.2015) – Sài Gòn – Cách đây đúng 40 năm, ngày 30-04-1975, đoàn quân Cộng sản từ Việt Nam Dân chủ đã hoàn toàn thôn tính Việt Nam Cộng hòa, kết thúc một cuộc chiến tranh xâm lược dài gần 20 năm với bao tang thương đổ vỡ cho cả hai miền đất nước. Tiếp tục đọc

Sức mạnh của truyền thông lề dân

Untitled9-400x293GNsP (24.05.2015) – Blog Nguyễn Vũ Bình – Trong thời gian vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh của sự bùng nổ thông tin mà mạng Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chuyển tải. Sức mạnh đó có được chính là nhờ hệ thông truyền thông không chính thống, mà có nhiều người gọi là truyền thông lề trái, hay truyền thông lề dân. Truyền thông lề dân là tập hợp những thông tin của người dân đưa ra và chia sẻ trên hệ thống Internet, mà nòng cốt là những người tham gia vào phong trào dân chủ Việt Nam thực hiện và định hướng. Tiếp tục đọc

Đường khó ai đang đi?

GNsP (21.5.2015) – Mỗi khi nghe bài hát “Con đường Chúa đã đi” của Linh Mục Văn Chi, trong lòng tôi lại dấy lên những cảm xúc khó tả khi nhớ về sự hình thành và ra đời của bài hát này. Linh mục Văn Chi đã thật sự vác cây Thập giá của đời mình trong những năm tháng bị đọa đầy trong ngục tù trại cải tạo của Cộng Sản. Người Linh mục ấy đã trải hết tâm tư, máu và nước mắt để hoàn thành bài Thánh ca để đời. Lời Thánh ca đó nhắc nhở chúng ta về con đường chúng ta đang đi, con đường chúng ta đã lựa chọn và chấp nhận hy sinh để thắp đuốc cho những thế hệ kế tiếp…

Tù nhân lương tâm, cô Tạ Phong Tần. Ảnh danluan.org

Tôi nhớ Trần Huỳnh Duy Thức với “Con đường Việt Nam”, tôi nhớ Tạ Phong Tần đã từ bỏ con đường Cộng Sản và chấp nhận giam thân mình trong ngục tối để lựa chọn một con đường khác. Cây Thập giá nặng nhất đã đè nặng lên cuộc đời chị chính là cái chết “tự thiêu” của người mẹ già. Vào giây phút nghe tin mẹ chết, người nữ tù ấy đã thét lên tiếng thét bằng tất cả sự đau đớn và căm thù. Tiếng thét ấy vang xa đến mức những người bạn tù thảng thốt không thể nào hiểu được, họ chỉ cảm nhận có một nỗi đau ai oán xé lòng của “Chiếc lá thu phai”…và họ cất lên lời ca để an ủi và chia sẻ. Chẳng biết Tạ Phong Tần có nghe thấy không? Có lẽ Tạ Phong Tần đã nghe thấy và biết rằng trong hoàn cảnh đau thương và tăm tối nhất của đời mình, cô ấy vẫn còn đồng đội, cô ấy không đơn độc…

“Bình an nhé chiếc lá thu phai
Giông bão sẽ qua sau những đêm dài
Muôn triệu vòng tay thân ái
Sẽ đón em về trong nắng ban mai”…

Tôi nghĩ về những con người đang lựa chọn một con đường khó cho cuộc đời mình. Họ đủ tri thức, đủ khả năng để chọn lựa một cuộc đời ấm êm ngọt ngào bên gia đình và những tiện nghi đủ đầy của cuộc sống. Nhưng tại sao họ lại dại dột lựa chọn một con đường khó cho riêng mình, để rồi bế tắc cho cả gia đình và cho tương lai của tất cả những người liên quan đến họ…?

Cũng bởi vì họ đã không chấp nhận đứng thờ ơ bên lề cuộc sống, để dửng dưng nhìn xã hội Việt Nam ngày càng tụt hậu về kinh tế lẫn đạo đức lương tâm và cả họa mất nước. Họ dám hy sinh tương lai cuộc đời mình, hy sinh sự bình yên của gia đình để nhận lại được những gì? Có chăng chỉ là sự tù đày, sự trả thù tàn nhẫn và hèn hạ của những thế lực cầm quyền…

Vậy hỡi những con người đang xông xênh với cuộc đời ấm no hạnh phúc, hãy tự nhìn lại mình để trả lời câu hỏi: vì ai, vì điều gì mà những con người đó phải lựa chọn một con đường chông gai, chẳng ai muốn đi…?

FB Bạch Cúc

Gs Nguyễn Huệ Chi: Tôi bị cấm xuất cảnh và thu hộ chiếu

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Ảnh RFA

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Ảnh RFA

GNsP (20.5.2015) –boxitvn.blogspot.com – Ý định đi Mỹ thăm gia đình con gái xuất phát từ chính con gái tôi. Nhân cháu về Sài Gòn dự Hội thảo 100 năm năm sinh ông nội (GS Nguyễn Đổng Chi) vào ngày 7-5-2015, cháu gọi điện báo trước: Con sẽ mua vé mời bố mẹ sang Boston chơi một thời gian và đi luôn từ sân bay Tân Sơn Nhất chừng mươi ngày sau khi Hội thảo xong. Chúng tôi cân nhắc một tuần lễ, sau đó nhận lời. Tiếp tục đọc

“Ngoảnh lại, Nàng Thơ đã ở bên”

GNsP (20.05.2015) – Úc Đại Lợi – Suy Tư Tin Mừng Lễ Thánh Thần Hiện Xuống năm B 24/5/2015

“Ngoảnh lại, Nàng Thơ đã ở bên”,

Mỉm cười, Ồ khoé miệng trăm duyên.

Lời nào tả được tình lưu-luyến?

Buổi mới ân cần, với bạn Tiên!”.

(Dẫn từ thơ Thế Lữ)

Vừa rồi, chúng tôi định mua một cặp loa tốt, khả dĩ tạo được làn sóng âm thanh dịu dàng, dễ nghe. Cân nhắc kỹ, chúng tôi quyết định chọn nhãn hiệu “BOSE” vừa gọn nhẹ, lại vừa đạt chất lượng cao. Toàn hệ thống âm thanh trung thực chỉ nằm trong chiếc hộp nhỏ, nhưng có khả năng phát ra những âm thanh tuyệt cú, ngoài sự mong ước. So với giàn âm thanh hiện có, thì loa của hãng BOSE cho giọng trầm và ấm. Mạnh mẽ. Trung thực.

Với loa tốt, âm nhạc mới thể hiện tính hiện thực cần có, làm nền cho giọng kim bay bổng, lên xuống thật đúng ý của người biên sọan. Ngày nay, máy móc tân kỳ tạo cho âm thanh, tần số có được sự thanh tao, trong sáng. Nhờ vậy, công trình sắc sảo của nhà biên soạn mới được bộc lộ đúng cách. Dễ nhận.

Sách Công vụ Tông đồ hôm nay tập trung nhấn mạnh một điểm: quần chúng thời ban sơ, khi nghe đồ đệ Đức Kitô dẫn giải công việc Chúa làm, ai cũng hiểu biết đầy đủ sự việc diễn tiến theo ngôn ngữ rất riêng của mình. Nói theo ngôn ngữ thời nay, đây chính là sự thanh tao, trong sáng cần phải có mỗi khi ta rao giảng Lời Chúa. Với đồ đệ Chúa thuở ban đầu, ai nào được phú ban cho tài khéo ăn, khéo nói khả dĩ lôi cuốn người nghe?

 Nhưng may thay, phần đông cử toạ đều có được đôi tai rất thính. Nhờ đó, họ biết lắng nghe và mau chóng lãnh hội sự thanh tao trong sáng, qua mỗi sự việc được dẫn giải. Đề cập đến tài lắng nghe và đón nhận Lời Chúa thời kỹ thuật thông số hôm nay, nhiều vị vẫn lẫn lộn giữa âm thanh đơn thuần với âm thanh nổi, giữa sự đồng bộ và đồng cảmvà đồng-thuận.

Với Hội thánh thời tiên khởi, ngày Thánh Thần Chúa hiện đến, ngày mà tín hữu Đức Kitô chẳng thấy khó khăn gì trong việc lắng nghe và đón nhận lời Ngài, hết. Ai cũng hiểu rằng, có nói cùng một thứ tiếng cũng không quan trọng bằng biết chăm chú nghe người khác nói. Lắng nghe từng giọng. Chăm chú vào từng động tác của mỗi người.

Hội thánh tiên khởi là một cộng đoàn phức hợp. Đa dạng. Tựa như hôm nay, mọi người đều được kêu gọi hãy lắng nghe người khác nói. Ngõ hầu thông hiểu nhau hơn. Cảm thông hơn về nhiều vấn đề. Về mọi chuyện.

Quả là, vào các năm tháng, ngày đầu của thời điểm Thánh Thần Chúa hiện đến, cộng đoàn kẻ tin đã nhận ra rằng: giữa thánh Phêrô và Phaolô đã có nhiều tranh cãi. Bất đồng. Bất đồng về các vấn đề của người Do Thái, của dân ngoài Đạo về vấn-đề trở lại. Nhiều vị đã cam đảm nhận đón cái chết nhục để chứng tỏ niềm tin của mình.

Tuy thế, cũng có người phản bội các thánh, vội quay đầu về với giới cầm quyền. Không còn tin vào lời các ngài nữa. Cùng là tín hữu Đức Kitô, nhưng có người tự hào cho mình thuộc phe Phaolô hoặc phe Apollô hơn là nghĩ rằng: dù thuộc cánh nào, phe nào rồi cũng qui về một mối. Tức: cuối cùng, cũng trở thành đồ đệ của Đức Chúa. Hết lòng. Hết mực.

Mải tranh cãi, đến nỗi có người cứ nghĩ là ngày tận thế đã gần kề. Rồi, chán nản. Mất niềm tin. Tuy nhiên, qua nhiều trường hợp trắc trở, âm sắc thâm trầm và ấm cúng của giòng nhạc hùng tráng vẫn vang rền. Thúc bách. Giọng thâm trầm ấm cúng ấy nhằm chứng tỏ rằng: Đức Kitô đã sống. Ngài đã vui lòng chấp nhận cái chết nhục. Và cuối cùng, đã sống lại vinh hiển. Về với Cha. Trong khi đó, thanh âm giọng kim bổng vút chát chúa của tranh cãi/bất đồng đã át đi thanh-âm trầm-ấm mà Đức Chúa đã phát đi.

May thay, hơn bốn thập niên trước, Công Đồng Vatican II đã hồi phục truyền thống cổ xưa của niềm tin trong Hội thánh bằng nhiều phương cách khác biệt, đột xuất. Quyết nối kết hoà mình với nền văn hoá địa phương mỗi vùng. Xem như thế, Lời Chúa được gửi đến với mỗi dân tộc có văn hoá riêng tư khác biệt, hài hòa. Hợp tác.

Ngày nay, chúng ta đều nhận thức: mỗi khi cất bước ra đi rao truyền Tin Vui An Bình của Chúa, vị thừa sai giảng thuyết đều cưu mang, trân quý mọi văn minh, văn hoá khác biệt, riêng tư của đất miền mà các ngài tạm dung. Và, các ngài vẫn cương quyết sửa đổi lề thói, tác phong “cha cố” chuyên áp đặt văn hoá cổ xưa của mình lên văn hoá, người bản xứ. Làm như thế, các ngài không bức bách, cũng chẳng đả phá tinh hoa, thuần thục của sắc dân bản xứ. Dù tinh hoa ấy đang đi dần vào chốn diệt vong.

Trong quá trình thực hiện quyết tâm này, nhiều nối kết được nảy sinh từ nền văn minh Kitô-giáo và văn hoá địa phương. Các nối kết, thành tựu ấy đã trở thành niềm tin thấm nhuần mầu sắc dân tộc. Đây là trạng huống kết tinh, mà Hội thánh tiên khởi đã tạo cho mình. Rất nghiêm chỉnh. Nhờ vào phong thái tinh tế, Hội thánh sở tại đã thực sự sống và rao truyền niềm tin, được uỷ thác.

Hôm nay, được Thánh Thần Chúa thánh hoá, chúng ta nhận ra rằng: để xây dựng và củng cố niềm tin của mình lên những gì người đi trước đã thiết lập. Chúng ta có bổn phận lắng nghe, và tìm hiểu nền văn minh, văn hoá đương đại của mỗi dân. Hãy đem niềm tin về với trao đổi, đối thoại cùng Tin Mừng của Chúa.

Chính vì thế, ta có thể quyết đoán thêm rằng: lòng quả cảm thật ra cũng là quà tặng từ Thánh Thần Chúa, vào ngày Ngài hiện đến với mọi người. Chúng ta không được phép rút vào bóng tối. Né tránh thế gian, hoặc coi rẻ loài người.

Nhưng, hãy ra đi tham gia đối thoại với thế giới, nhân trần. Tham gia, trao đổi và để tai trầm lắng đón nhận nhạc khúc giao hưởng mà Chúa biên soạn. Ở đây. Ngay lúc này. Có lắng nghe như thế, ta mới nhận ra thanh-âm sắc sảo đang xuất hiện trong cuộc sống thường nhật. Đôi lúc cũng trộn lẫn với âm-sắc thâm trầm, ấm cúng trải dàn nơi cuộc sống. Sự chết và sự sống lại vinh hiển của Đức Chúa thân yêu.

Tham dự Tiệc thánh mừng Thánh Thần Chúa hiện đến với ta hôm nay, hãy cầu mong sao ta có đôi tai rất thính. Biết lắng nghe và nhận rõ những gì Thần Khí Ngài đang thổi đến với ta. Thần Khí Ngài thổi vào đôi tai ta những âm sắc thâm trầm. Đầy thương mến. Hãy cầu mong sao cho ta biết sẵn sàng cống hiến cả đời mình, để rao truyền Tin Vui An Bình của Chúa với chốn phồn hoa. Đô hội.

Ở nơi ấy, vẫn hiện diện cùng khắp, nền văn minh/văn hoá của dân gian. Thị trường. Cầu và mong cho ta biết dấn thân, hoà mình với nền văn hoá đương đại. Hợp tình. Hợp lý. Làm như thế, ta sẽ phải sử dụng đôi tai, nghe nhiều hơn nói. Nghe nhiều, để có thể đón nhận các thanh-âm trầm-ấm, như làn gió thoảng vào hồn.

Nghe cho kỹ. Hiểu cho thông. Từ đó, ta sẵn sàng ra đi rao truyền Vương quốc của Đức Chúa bằng chính cuộc sống của mình. Ra đi để rao truyền niềm tin vui tươi. Rất thâm trầm. Muốn được thế, hãy để lòng mình trùng xuống mà đón nhận Lời Chúa. Ấm cúng. Thâm trầm.

 

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá, Giáo-dân lược dịch

‘Lần đầu tiên bày tỏ quan điểm, nói lên tiếng nói của bản thân’

GNsP (20.05.2015) – Chắc hẳn, nhiều người không nhớ ngày này [19.05.2011] của 4 năm về trước khi có hai vụ án làm xoay chuyển nhiều suy nghĩ trong mọi tầng lớp. Đó là vụ án 8 sinh viên Công giáo (sau đó nhà cầm quyền bắt giam 4 người) rải truyền đơn vào ngày 19.05.2011 và vụ án 14 Thanh niên Công giáo và Tin Lành bị quy kết với tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”.

Ngày này [19.05] cách đây 4 năm là ngày “lần đầu tiên anh em chúng con thể hiện quyền cơ bản của mình là bày tỏ quan điểm, nói lên tiếng nói của bản thân về các vấn đề xã hội”. Ngày mà 8 anh em sinh viên Nghệ An chúng con gồm: Nguyễn Xuân Kim, Cựu TNLT Đậu Văn Dương, Cựu TNLT Trần Hữu Đức, Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, Cựu TNLT Hoàng Phong, Hoàng Đức Ái, Nguyễn Xuân Tương và Trịnh Văn Thương đã RẢI TRUYỀN ĐƠN để nói lên tiếng nói của mình nhằm “Tẩy chay bầu cử Quốc Hội Độc Đảng Độc Diễn, đòi đa nguyên Đa Đảng và khẳng định vai trò chủ đạo của nhân dân về việc làm chủ đất nước,.. “. Đây là thời khắc mà bản thân con cảm thấy hạnh phúc, đơn giản chỉ là dám nói lên tiếng nói của mình.

Thiết nghĩ bản thân mỗi người sống trong Đất Nước Việt Nam đều có những suy nghĩ rất đỗi bình thường là ghét sự giả dối và bất công, cũng như thấy bản thân bị lừa nhưng không dám lên tiếng, bởi nếu lên tiếng sẽ bị đánh đập, sẽ bị đi tù… Chung quy lại là vì NỖI SỢ HÃI. Nhà cầm quyền Việt Nam đã rất thành công trong việc gieo sợ hãi cho mỗi người sống trong Đất Nước Việt Nam. Sợ hãi không dám nói lên tiếng nói của mình, sợ hãi không dám bày tỏ quan điểm, sợ hãi không dám tố cáo những hành vi dối trá, đánh đập hay ăn bớt của các lãnh đạo từ Trung Ương đến Địa phương. Chính vì thế mà ít người dám đứng lên để nói lên tiếng nói của bản thân về những bất công trong xã hội. Biết rõ những tâm tư và những nỗi sợ đó nên anh em sinh viên chúng con đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình bằng việc làm thiết thực là RẢI TRUYỀN ĐƠN đòi tẩy chay cuộc bầu cử “Đảng cử, Dân bầu, Đảng quán triệt tất cả” và đòi Đa nguyên Đa Đảng. Sự việc này lại trùng vào ngày 19 tháng 5 như một cái tát lên các cấp lãnh đạo Việt Nam (Theo con nghĩ như vậy).

tncaunguyen-8

Thế nhưng, qua sự kiện đó có nhiều luồng thông tin trái chiều về việc làm của chúng con. Người thì bảo rằng ” mấy thằng này bị xúi dục, sai khiến”; Người thì khen ngợi là “các anh đã can đảm, Đất Nước rất cần những người như các anh”; Người thì nói “Bay là bọn phản động”; Người khác lại nói “Các anh là những người yêu Nước thực sự” … Kẻ lại nói “Đúng là mấy thằng ngu, không công gì mình”; Người khác lại động viên “Các anh hãy giữ vững những lý tưởng của mình”…v.v. Một việc làm mà người thì nhận xét kiểu này, người thì nhận xét kiểu khác. Nhưng bản thân anh em chúng con chưa bao giờ cảm thấy những việc làm của mình là sai trái, là đi ngược với lương tâm. Nhiều người cho chúng con là những “thằng ngu, không công gì mình” thì điều này trong xã hội Việt nam hiện nay không sai, bởi lối sống ích kỷ và vô cảm đã làm cho con người chỉ biết sống cho riêng mình. Nhiều người cũng nói rằng anh em chúng con bị xúi dục, bị sai khiến… nhưng nếu công việc chúng con đã, đang và sẽ làm vì lợi ích chung cho Đất nước, cho Giáo Hội, cho người dân VN mà bị cho là xúi dục, thì chúng con cũng vui vẻ trong khả năng của mình để tiếp tục ‘bày tỏ quan điểm, nói lên tiếng nói của bản thân’ trước nguy cơ mất nước bởi sự xâm chiếm của nhà cầm quyền Bắc Kinh với sự tiếp tay của nhà cầm quyền cs VN. Và, chúng con có quyền ‘bày tỏ quan điểm, nói lên tiếng nói của bản thân’ bởi vì chúng con là công dân nước VN, là người làm chủ đất nước này.

Sau khi đi tù hơn 3 năm trở về, anh em chúng con nhận thấy rằng, những việc mình làm không có gì phải hổ thẹn hay sai trái mà trái lại cảm thấy rất hạnh phúc. Vì qua những tình cảm của quý Cha, quý Cộng Đoàn trong cũng như ngoài nước đã ủng hộ và giành riêng cho anh em chúng con qua những lời khích lệ tinh thần như “Các anh hãy giữ vững lý tưởng của mình”…

Trên đây là một số suy nghĩ riêng của bản thân con nhân ngày kỷ niệm 4 năm ngày ‘Lần đầu tiên dám bày tỏ quan điểm, nói lên tiếng nói của bản thân”

Ước mong sao đất nước VN sẽ có nhiều thay đổi hơn nữa!

Cựu TNLT Antôn Đậu Văn Dương

Tiếp tục đọc

“Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên!”

GNsP (18.05.2015) – Úc Đại Lợi – Chuyện Phiếm đọc trong tuần sau lễ Thánh Thần HIện Xuống năm B 31/05/2015

“Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên!”

ca ngợi quê hương.. của chúng ta Tiếp tục đọc